Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_chiến_lược_Iaşi-Chişinău

Hồng quân Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Ukraina 2 do Đại tướng Rodion Yakovlevich Malinovsky làm tư lệnh, Thượng tướng Matvei Vasilyevich Zakharov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 771.200 người. Thành phần gồm có:

  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 do Thiếu tướng Andrey Grigoryevich Kravchenko chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 5:
      • Tăng, thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng cận vệ 20, 21, 22, các trung đoàn pháo tự hành 1458, 1462, Tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 127.
      • Bộ binh cơ giới: Lữ đoàn cơ giới cận vệ 6, Tiểu đoàn mô tô trinh sát 80.
      • Pháo, súng cối: Trung đoàn pháo chống tăng 1667, Trung đoàn súng cối 454, Trung đoàn phòng không 1696
    • Quân đoàn xe tăng 18 của Thiếu tướng V.I. Polozkov:
      • Tăng, thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 110, 170, 181; Trung đoàn pháo tự hành 1438; tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 106
      • Bộ binh cơ giới: Lữ đoàn cơ giới 32, tiểu đoàn mô tô 78
      • Pháo, súng cối: Trung đoàn pháo chống tăng 1000, Trung đoàn súng cối 292, Trung đoàn phòng không 1694.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 5:
      • Bộ binh cơ giới: Các lữ đoàn cơ giới cận vệ 2, 9, 45; Tiểu đoàn mô tô trinh sát 64;
      • Tăng, thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 233, các trung đoàn pháo tự hành 697, 745, 1494, Tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 35;
      • Pháo, súng cối: Trung đoàn súng cối 485, Trung đoàn phòng không 1700.
    • Các đơn vị trực thuộc tập đoàn quân:
      • Lữ đoàn pháo binh 6
      • Trung đoàn xe tăng 145
      • Trung đoàn xe bọc thép 4
      • Tiểu đoàn công binh 181.
  • Cụm quân kỵ binh cơ giới do Thượng tướng Issa Aleksandrovich Pliyev chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4:
      • Kỵ binh: Sư đoàn cận vệ 9, các sư đoàn 10, 30
      • Thiết giáp: Các trung đoàn xe tăng 128, 134, 151, Trung đoàn pháo tự hành 1815
      • Pháo binh: Trung đoàn Katyusha cận vệ 12, Trung đoàn pháo chống tăng 152, Trung đoàn phòng không 255, Trung đoàn súng cối cận vệ 48
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 11, 12 và Sư đoàn 63
      • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 1896, Tiểu đoàn xe tăng độc lập cận vệ 5
      • Cơ giới: Tiểu đoàn mô tô cận vệ 9
      • Pháo binh: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 150, Trung đoàn súng cối cận vệ 72, Trung đoàn phòng không 585.
    • Quân đoàn cơ giới 8
      • Bộ binh cơ giới: các lữ đoàn cơ giới 16, 63, 64, Tiểu đoàn mô tô 94,
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 41; các trung đoàn pháo tự hành 1289, 1440; Tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 40.
      • Pháo binh: Trung đoàn pháo chống tăng 109, Trung đoàn súng cối; Trung đoàn phòng không 1713.
  • Tập đoàn quân cận vệ 4 do trung tướng Ivan Vasilyevich Galanin chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 20 gồm các sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 5, 7 và Sư đoàn bộ binh cận vệ 41
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 21 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 62, 69 và 80.
    • Quân đoàn bộ binh 78 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 252 và 303.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo 123; các trung đoàn pháo chống tăng 438, 452, 1332; các trung đoàn súng cối 466, 493.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 27 gồm các trung đoàn 1354, 1358 1364, 1370.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 56
  • Tập đoàn quân cận vệ 7 do trung tướng Mikhail Stepanovich Shumilov chỉ huy, trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 24 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 72 và Sư đoàn bộ binh 6.
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 25 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 6, 8 và Sư đoàn bộ binh 36
      • Trực thuộc tập đoàn quân: Các sư đoàn bộ binh 53 và 81.
    • Pháo, súng cối: Sư đoàn pháo binh hỗn hợp 16 (gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 49, Lữ đoàn lựu pháo 61, Lữ đoàn sơn pháo 52, Lữ đoàn pháo chống tăng 90 và Lữ đoàn Katyusha 109), Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 41, Lữ đoàn pháo chống tăng 30; các trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 114 và 115, các trung đoàn súng cối 263 và 290.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 5 gồm các trung đoàn pháo binh phòng không 670, 743, 1119 và 1181; Trung đoàn phòng không độc lập 162.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 27, Trung đoàn xe bọc thép 38.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 60.
  • Tập đoàn quân 27 do trung tướng (từ 13-9-1944 là thượng tướng) Sergey Grigorysvich Trofimenko chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 35 gồm các sư đoàn 93, 180, 202.
      • Quân đoàn 33 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 33 và các sư đoàn 78, 337.
      • Sư đoàn bộ binh 206 (trực thuộc)
    • Pháo, súng cối: Sư đoàn pháo binh 11 gồm lữ đoàn pháo nòng dài 31, lữ đoàn lựu pháo 45, lữ đoàn sơn pháo 49; Lữ đoàn lựu pháo 27, Lữ đoàn pháo chống tăng 34, các trung đoàn pháo chống tăng 881, 1669, các trung đoàn súng cối 480, 492.
    • Pháo phòng không: các trung đoàn 225 (cận vệ), 247 và 1357.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng 25, Trung đoàn pháo tự hành chống tăng cận vệ 375.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 43.
    • Phòng hóa: Các tiểu đoàn 3, 27
  • Tập đoàn quân 40 do trung tướng Filip Feodosyevich Zhmachenko chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 50 gồm các sư đoàn 74, 164 và 240
      • Quân đoàn 51 gồm các sư đoàn 42, 133 và 232
      • Quân đoàn 104 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không 4, các sư đoàn bộ binh 38 và 54.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo 153, Trung đoàn pháo chống tăng 680, Trung đoàn súng cối 10.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 9 gồm các trung đoàn 800, 974, 981 và 993.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe bọc thép 34
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 4
    • Phòng hóa: Các tiểu đoàn 4, 21 và 176.
  • Tập đoàn quân 52 do trung tướng Konstantin Apollonovich Koroteev chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 48 gồm các sư đoàn 213 và 294.
      • Quân đoàn 73 gồm các sư đoàn 50, 111 và 373
      • Trực thuộc tập đoàn quân: Các sư đoàn bộ binh 116 và 254.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo 145, Lữ đoàn sơn pháo 97; các lữ đoàn pháo chống tăng 2 và 11, các trung đoàn pháo chống tăng 315 (cận vệ) và 301, Trung đoàn súng cối 490
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 38 gồm các trung đoàn 1401, 1405, 1409 và 1712.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe bọc thép 61
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 68
  • Tập đoàn quân 53 do trung tướng Ivan Mefodievich Managarov chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 26 gồm các sư đoàn cận vệ 89 và 94.
      • Quân đoàn 49 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 1 và các sư đoàn bộ binh 110 (cận vệ), 375.
      • Quân đoàn 75 gồm các sư đoàn 25 (cận vệ), 233 và 299.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo 152, Lữ đoàn pháo chống tăng 31, Trung đoàn pháo chống tăng 1316, Trung đoàn súng cối 461.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 30 gồm các trung đoàn 1361, 1367, 1373 và 1375.
  • Tập đoàn quân không quân 5 do thượng tướng Sergey Kondratievich Goryunov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích:
      • Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn 13 (cận vệ) và 302
      • Quân đoàn 7 gồm các sư đoàn 9 (cận vệ), 205 và 304, Sư đoàn 12.
    • Máy bay cường kích:
      • Quân đoàn cận vệ 1 gồm các sư đoàn cận vệ 8 và 9.
      • Quân đoàn 2 gồm các sư đoàn 7 (cận vệ) và 231.
    • Máy bay ném bom: Quân đoàn cận vệ 2 gồm các sư đoàn cận vệ 1, 8 và Sư đoàn 218.
  • Các đơn vị trực thuộc phương diện quân:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 27 gồm các sư đoàn 214, 297 và 409
      • Quân đoàn 57 gồm các sư đoàn 203, 228 và 243 сд
      • Sư đoàn bộ binh Romania 1 mang tên Tudo Vladimirescu.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn pháo hạng nặng 98, các lữ đoàn phóng chống tăng 12, 22; Sư đoàn súng cối cận vệ 6 gồm các lữ đoàn cận vệ 8, 27 và 33; các trung đoàn súng cối cận vệ 16, 17, 47, 48, 57, 66, 80, 96, 97, 302, 309, 324 và 328
    • Pháo phòng không:
      • Sư đoàn 11 gồm các trung đoàn 804, 976, 987 và 996.
      • Sư đoàn 26 gồm các trung đoàn 1352, 1363 và 1369.
      • Các trung đoàn 272 (cận vệ), 257, 459 và 622.
    • Thiết giáp: Quân đoàn xe tăng 23 của Trung tướng A. O. Akhmanov gồm các lữ đoàn xe tăng 3, 39, 125; Trung đoàn pháo tự hành 1443; Tiểu đoàn xe bọc thép 442; Lữ đoàn cơ giới 56; Tiểu đoàn trinh sát mô tô 82; Trung đoàn lựu pháo 739; Trung đoàn pháo chống tăng 1501; Trung đoàn súng cối 457 và Trung đoàn phòng không 1697.
    • Công binh: các lữ đoàn hỗn hợp 5 và 17, Lữ đoàn phà-cano 14, Lữ đoàn cầu phao 27, các lữ đoàn công trình 1 và 2, Trung đoàn kỹ thuật xe tăng 8, Các tiểu đoàn công trình 61, 72, các tiểu đoàn rà phá mìn 7, 25, 32, 40, 49 và 125.

Phương diện quân Ukraina 3 do đại tướng Fyodor Ivanovich Tolbukhin làm tư lệnh, trung tướng Sergey Semyonovich Biryuzov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 523.000 người. Thành phần gồm có:

  • Tập đoàn quân xung kích 5 do trung tướng Nikolai Erastovich Berzarin chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 10 gồm các sư đoàn cận vệ 49, 86 và 109.
      • Quân đoàn 32 gồm các sư đoàn 60 (cận vệ), 295 và 416 сд.
      • Trực thuộc tập đoàn quân: Các sư đoàn 248 và 266.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 44, Trung đoàn Katyusha cận vệ 92, các trung đoàn pháo chống tăng 507 và 521, Trung đoàn súng cói 489
    • Pháo phòng không: Trung đoàn 1617
  • Tập đoàn quân 37 do Trung tướng Mikhail Nikolayevich Sharokhin chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 6 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 10, Sư đoàn cận vệ 20 và sư đoàn 195.
      • Quân đoàn 66 gồm các sư đoàn 61 (cận vệ), 244 và 333
      • Quân đoàn 82 gồm các sư đoàn cận vệ 28,92 và Sư đoàn 188.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn pháo nòng dài cận vệ 46, Trung đoàn Katyusha cận vệ 42, Trung đoàn lựu pháo 152, các trung đoàn pháo chống tăng 184, 324 và 1248, các trung đoàn súng cối 251, 531, 562
    • Pháo phòng không: các trung 586 và 1587
    • Công binh: Lữ đoàn công binh hỗn hợp 8.
  • Tập đoàn quân 46 do Trung tướng Ivan Timofeyevich Shlemin
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 34 gồm các sư đoàn 236, 353, 394
      • Quân đoàn 37 gồm các sư đoàn cận vệ 59, 108 và sư đoàn 320
      • Sư đoàn 259 (trực thuộc)
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 45, Trung đoàn pháo nòng dài 274, các trung đoàn pháo chống tăng 437, 1312, Trung đoàn súng cối 462.
    • Pháo phòng không: Trung đoàn 1651.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 51.
  • Tập đoàn quân 57 do Trung tướng Nikolai Aleksandrovich Gagen chỉ huy, trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 9 gồm các sư đoàn 230 và 301
      • Quân đoàn 64 gồm các sư đoàn 73 (cận vệ), 19 và 52
      • Quân đoàn 68 gồm các sư đoàn 93, 113 và 223.
    • Pháo, súng cối: Lữ đoàn lựu pháo 160, các trung đoàn pháo chóng tăng 374, 595 và 1008, Trung đoàn súng cối 523.
    • Pháo phòng không: Các trung đoàn 258 (cận vệ), 71 và tiểu đoàn súng máy cao xạ 227.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 96
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 65.
  • Tập đoàn quân không quân 17 do thượng tướng Vladimir Aleksandrovich Sudet chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Quân đoàn cận vệ 1 gồm các sư đoàn cận vệ 5, 6 (tiêm kích) và 11 (cường kích)
    • Quân đoàn 9 gồm các sư đoàn 305, 306 (cường kích) và 295 (tiêm kích)
    • Trực thuộc tập đoàn quân: Sư đoàn ném bom 244, các sư đoàn tiêm kích 236, 288, Sư đoàn ném bom ban đêm 262, Trung đoàn ném bom ban đêm 371.
  • Các đơn vị trực thuộc phương diện quân
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 do thiếu tướng Vladimir Ivanovich Zhdanov chỉ huy gồm có:
      • Bộ binh cơ giới: Các lữ đoàn cận vệ 13, 14 và 15, Tiểu đoàn mô tô 62.
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 36, Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 292, Tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 129
      • Pháo binh: Trung đoàn pháo chóng tăng 1512, Trung đoàn súng cối 748, Trung đoàn phòng không 740.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 do thiếu tướng F.G. Katkov chỉ huy gồm có:
      • Bộ binh cơ giới: Các lữ đoàn cận vệ 24, 25 và 26, Tiểu đoàn mô tô cận vệ 5
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 57, các trung đoàn pháo tự hành 291 (cận vệ) và 1820, tiểu đoàn xe bọc thép cận vệ 410.
      • Pháo binh: Trung đoàn súng cối cận vệ 468, Trung đoàn phòng không cận vệ 288.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 6
  • Hạm đội Biển Đen do đô đốc Fillip Sergeyevich Oktyabrskiy chỉ huy. Tổng quân số khoảng 20.000 người Trong biên chế có 1 soái hạm, 4 tàu tuần dương, 6 tàu khu trục, 30 tàu ngầm, 440 tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu vớt mìn, tàu vận tải các loại và 691 máy bay.
    • Giang đoàn Danub do phó đô đốc Sergey Georgyevich Goshkov chỉ huy. Trong biên chế có 6 tàu hộ tống, 22 tàu phóng hỏa tiễn, 37 xuồng phóng lôi, 24 ca nô chiến đấu, 6 tàu vớt mìn, 36 tàu kéo, 21 sà lan, 11 tàu vận tải pha sông biển, 25 phà các loại.

Kế hoạch

Kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô Stavka là mở một đòn tấn công gọng kìm kép do Phương diện quân Ukraina 2 và 3 thực thi.[1][20]

Phương diện quân Ukraina 2 sử dụng thê đội 1 gồm Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Tập đoàn quân cận vệ 7, các tập đoàn quân 27 và 52 có nhiệm vụ đột phá từ dải Paşcani - Târgu Frumos - Petreşti xuống phía Nam, đánh chiếm Iaşi. Tập đoàn quân cận vệ 4 có nhiệm vụ đột kích thẳng từ phía Bắc dọc theo tả ngạn sông Prut vào phía Bắc Chişinău nhằm giam chân Tập đoàn quân 6 (Đức) tại đây. Sau đó, các lực lượng cơ động gồm Cụm kỵ binh cơ giới của Pliyev và Quân đoàn xe tăng 23 phải tấn công xuống phía Nam, đánh chiếm bờ sông Prut trước khi tàn quân Đức kịp chạy về đây. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 lợi dụng cửa mở tự nhiên qua đèo Focşani để vượt qua dãy núi Khushi Mare tiếp tục tấn công đánh chiếm các bàn đạp vượt sông Siret, vô hiệu hóa tuyến phòng thủ thứ hai của liên quân Đức - Romania ở bờ Tây sông Siret. Riêng Quân đoàn xe tăng 18 (thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6) được tách ra để phối hợp với Tập đoàn quân 52 bao vây các lực lượng Đức tại Chişinău từ phía Tây và Tây Nam. Tập đoàn quân 53 là nhiệm vụ ở thê đội 2, sẵn sàng cơ động đột phá trong dải tấn công của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 để khoan sâu mũi đột kích.[21]

Phương diện quân Ukraina 3 có nhiệm vụ sử Tập đoàn quân xung kích 5 đột kích vào phía Đông Bắc Chişinău; sử dụng các tập đoàn quân 37 và 57 đột phá từ Bendery, vượt sông Dniestr đánh vào phía Đông và Đông Nam Tập đoàn quân 6 (Đức) đang phòng thủ Chişinău. Quân đoàn cơ giới 7 phải mau chóng cơ động "vượt qua đầu bộ binh" để tiến nhanh xuống phía Nam Chişinău, khép vòng vây bên trong. Tập đoàn quân 46 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 có nhiệm vụ sử dụng các bàn đạp đã chiếm được trên hữu ngạn sông Dniestr từ phía Nam Tiraspol đến vùng cửa sông trên đầm lầy Ovidiopol để phối hợp với Hải quân đánh bộ và Hải quân hạm tàu của Hạm đội Biển Đen bao vây và tiêu diệt chủ lực Tập đoàn quân 3 Romania đang phòng thủ trên tuyến Akkerman - Romanovka - Izmail[22]

Tập đoàn quân 40 bên cánh cực hữu của Phương diện quân Ukraina được giao nhiệm vụ kiềm chế Tập đoàn quân 8 và Quân đoàn bộ binh 17 (Đức), sẵn sàng vượt sông Moldova tấn công các đơn vị này khi phát hiện chúng có dấu hiệu rút đi để chi viện cho hướng Iaşi-Chişinău.[23] Sau khi bao vây và tiêu diệt chủ lực của liên quân Đức - Romania tại đây, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân đoàn cận vệ 4 sẽ tiến về giải phóng Bucharest và vựa dầu Ploieşti của Romania. Việc bảo vệ khu công nghiệp dầu mỏ Ploieşti là nhiệm vụ rất quan trọng, nó không chỉ có ích cho quân đội Liên Xô trong các chiến dịch cuối cùng để đánh bại hoàn toàn quân đội Đức Quốc xã mà còn hết sức cần thiết cho nước Romania độc lập, tự do trong tương lai. Vì vậy, đại tướng R. Ya. Malinovsky được Đại bản doanh giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kháng chiến của Đảng Cộng sản Romania để bảo vệ khu vực dầu mỏ này, ngăn chặn quân Đức phá hoại. Quân đội Liên Xô cũng đề nghị không quân đồng minh loại thủ đô Bucharest và khu công nghiệp dầu mỏ Ploieşti khỏi danh sách các mục tiêu ném bom. Tập đoàn quân không quân 5 và Tập đoàn quân không quân 17 cũng được lệnh dành ra hai sư đoàn tiêm kích để bảo vệ từ trên không đối với BucharestPloieşti.[24]

Rút kinh nghiệm các trận đánh thất bại trong Chiến dịch Iaşi-Paşcani, lần này, quân đội Liên Xô chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo hơn cho chiến dịch. Các sư đoàn bộ binh đều được bảo đảm quân số từ 7.500 người trở lên.[25] Các quân đoàn xe tăng và cơ giới đều được biên chế đủ xe tăng và pháo tự hành, được bảo đảm từ 5 đến 7 cơ số đạn dược và từ 8 đến 12 cơ số xăng dầu. Phương diện quân Ukraina 2 có 1.283 xe tăng và pháo tự hành. Phương diện quân Ukraina 3 có 591 xe tăng và pháo tự hành. Mật độ trung bình đạt 17 xe tăng/km chính diện. Riêng khu vực đột phá có thể đạt mật độ 50 xe/km (ở Phương diện quân Ukraina 2) và 30 xe/km (ở Phương diện quân Ukraina 3).[26] Quân đội Liên Xô đã tích lũy đạn pháo và súng cối trong suốt mùa hè năm 1944 nhằm bảo đảm cho chiến dịch từ 15 đến 20 cơ số, đủ để pháo kích liên tục trong nhiều giờ. Tại cuộc họp ở Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô để thẩm định và phê duyệt kế hoạch chiến dịch, khi được đại tướng R. Ya. Malinovsky báo cáo rằng trên chính diện đột phá khẩu rộng 22 km đã bố trí đến 220 nòng pháo trên 1 km chính diện thì Stalin cho rằng như thế vẫn còn ít. Ông đề nghị thu hẹp đột phá khẩu còn 16 km để đạt đến mật độ 240 khẩu pháo/km chính diện. Mật độ pháo binh khai hỏa của Phương diện quân Ukraina 3 cũng đạt đến 220 nòng pháo/km chính diện đột phá.[27] Cũng tại cuộc họp này, Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh Liên Xô đã yêu cầu tư lệnh các phương diện quân Ukraina 2 và 3 hãy tập trung sức mạnh vào các khu vực cửa mở để tăng sức mạnh đột phá. Xét riêng về quân số, tỷ lệ chung giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức-Romania chỉ đạt 1,2/1 nhưng tại cửa đột phá là 6/1. Về xe tăng, ưu thế chung là 1,4/1 tăng lên 5,4/1 ở đột phá khẩu. Về pháo nòng dài và lựu pháo, ưu thế chung là 1,3/1 nhưng đạt đến 5,5/1 trên hướng tấn công chính. Về súng cối có cỡ nòng từ 81 mm trở lên, ưu thế này được nâng từ 1,9/1 lên 6,7/1. Quân đội Liên Xô cũng chiếm ưu thế 3/1 về máy bay. Điều đó bảo đảm phá vỡ nghiêm trọng các tuyến phòng thủ của liên quân Đức-Romania trong những giờ tấn công đầu tiên và nhanh chóng hợp vây các cụm quân Đức.[28] Phía sau các lực lượng đó, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev được chuyển gấp từ Phương diện quân Byelorussia 1 đến Phương diện quân Ukraina 3 đã khởi hành ngày 24 tháng 8 từ Lyublin, dự kiến sẽ đến mặt trận sau 3 ngày hành quân bằng tàu hỏa.[29]

Quân đội Đức Quốc xã và Romania

Binh lực

Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina do Đại tướng Johannes Frießner chỉ huy[30]. Binh lực gồm có:

  • Trực thuộc tư lệnh Cụm tập đoàn quân:
    • Quân đoàn đặc nhiệm 72 của Thượng tướng Bộ binh Sigismund von Förster, thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 5 của Trung tướng Botho Graf von Hülsen gồm các trung đoàn 5, 9 và trung đoàn pháo binh 5
      • Sư đoàn bộ binh 370 của Trung tướng Hermann Böhme, gồm các trung đoàn bộ binh 666, 667, 668, Trung đoàn pháo binh 370, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin.
    • Sư đoàn cơ giới 10 của Trung tướng August Schmidt, gồm các trung đoàn cơ giới 20, 41, Trung đoàn xe tăng 7, Trung đoàn pháo tự hành 10, Trung đoàn pháo binh 110, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin.
    • Sư đoàn bộ binh 153 của Trung tướng Friedrich Bayer, gồm các trung đoàn bộ binh 23, 218, 257, Trung đoàn pháo binh 3, Trung đoàn pháo chống tăng 453, Trung đoàn súng cối 153, các tiểu đoàn cơ giới, trinh sát, công binh, thông tin.
    • Sư đoàn bộ binh 1 Slovakia'.
    • Lữ đoàn pháo tự hành 286.
    • Lữ đoàn pháo binh hỗn hợp 595.
    • Sư đoàn xe tăng 13 của Trung tướng Hans Tröger, gồm các trung đoàn xe tăng 4, 66, 93, Trung đoàn pháo tự hành 13, Trung đoàn pháo binh 271, Trung đoàn cơ giới 4, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin.
    • Sư đoàn bộ binh 258 của Trung tướng Eugen Bleyer gồm các trung đoàn bộ binh 478, 499 và Cụm tác chiến sư đoàn 387 (gồm tàn quân của Sư đoàn 387). Trung đoàn pháo binh 258, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin.
    • Sư đoàn kỵ binh 1 Romania.
  • Tập đoàn quân Romania 3 do Đại tướng (General de armată) Petre Dumitrescu chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 2 Romania gồm Sư đoàn bộ binh 9 Romania và Cụm tác chiến cửa sông Danub
    • Quân đoàn bộ binh 3 Romania gồm các sư đoàn bộ binh 2, 16 và 110 Romania
    • Quân đoàn bộ binh 29 (Đức) của Trung tướng Anton-Reichard Freiherr von Mauchenheim gồm Sư đoàn bộ binh 9 (Đức), Sư đoàn bộ binh 21 Romania và Lữ đoàn bộ binh 4 Romania.
    • Sư đoàn bộ binh 15 Romania (trực thuộc).
  • Tập đoàn quân 6 (Đức) do Thượng tướng Pháo binh Maximilian Fretter-Pico chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 30 của Trung tướng Georg-Wilhelm Postel gồm các sư đoàn bộ binh 15, 257, 302, 306 và 384
    • Quân đoàn bộ binh 52 của Thượng tướng Bộ binh Erich Buschenhagen gồm các sư đoàn bộ binh 161, 294 và 320.
    • Quân đoàn bộ binh 44 của Thượng tướng Pháo binh Maximilian de Angelis gồm các sư đoàn bộ binh 62, 282 và 335.
    • Quân đoàn bộ binh hỗn hợp 7 của Thượng tướng Pháo binh Ernst-Eberhard Hell gồm Sư đoàn bộ binh 14 (Romania) và Sư đoàn bộ binh 106 (Đức)
  • Tập đoàn quân 8 (Đức) do Thượng tướng Bộ binh Otto Wöhler chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh hỗn hợp 4 (còn gọi là Cụm tác chiến Mieth) của Thượng tướng Bộ binh Friedrich Mieth gồm các sư đoàn bộ binh 79, 376 (Đức) và Sư đoàn bộ binh 11 (Romania)
    • Quân đoàn bộ binh 4 Romania của Trung tướng (General de corp de armată) Ioan Mihail Racoviţă gồm Sư đoàn kỵ binh 5 Romania, Các sư đoàn bộ binh 3, 7 Romania và Lữ đoàn cơ giới 102 Romania.
    • Sư đoàn xe tăng "Đại Romania" (trực thuộc)
    • Sư đoàn bộ binh 8 Romania (trực thuộc)
    • Sư đoàn bộ binh 18 Romania (trực thuộc).
  • Tập đoàn quân 4 Romania do Trung tướng (General de corp de armată) Gheorghe Avramescu (đến ngày 23 tháng 8) và Trung tướng (General de corp de armată) Ilie Șteflea (Tổng tham mưu trưởng quân đội Romania trước tháng 10 năm 1944). Thành phần gồm có:
    • Cụm tác chiến Kirchner (nguyên là Quân đoàn xe tăng 57) của Thượng tướng Thiết giáp Friedrich Kirchner gồm Sư đoàn xe tăng 20, Sư đoàn bộ binh sơn chiến 4, tàn quân của Sư đoàn bộ binh 76 và Cụm tác chiến sư đoàn Winkler.
    • Quân đoàn bộ binh 6 Romania gồm các Sư đoàn bộ binh 1, 5 Romania, Sư đoàn bộ binh 46 Đức, Sư đoàn bộ binh 13 Romania và lữ đoàn cơ giới 101 Romania.
    • Quân đoàn bộ binh 5 Romania gồm các sư đoàn bộ binh sơn chiến 1, 4 Romania.
    • Quân đoàn Bộ binh 1 Romania gồm các sư đoàn bộ binh 6, 7, 20 Romania và các lữ đoàn cơ giới 103, 104 Romania.
  • Quân đoàn bộ binh độc lập 17 (tái lập) của Thượng tướng Sơn cước Hans Kreysing gồm Sư đoàn bộ binh sơn chiến 3, Sư đoàn bộ binh xung kích 8 và Cụm tác chiến Welker.

Kế hoạch

Trong số các tướng lĩnh Đức Quốc xã, tướng Johannes Frießner được đánh giá là có năng lực chỉ huy tốt, giàu kinh nghiệm và có kiến thức rộng.[31]. Tuy nhiên, cũng như một số tướng lĩnh có tài năng khác của chế độ Quốc xã Đức, ông ta hay cãi lại Quốc trưởng Adolf Hitler. Và kết quả của một trong các cuộc tranh cãi đó tại Tổng hành dinh Rastenburg đã làm cho Johannes Frießner bị điều từ Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) đến Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina, nơi sắp phải hứng chịu một trong mười đòn tấn công của I. V. Stalin trong giai đoạn cuối của chiến tranh Xô-Đức.[32] Tiếp quản một gia tài bị "rút ruột" nghiêm trọng từ tay tướng Ferdinand Schörner với 5 sư đoàn xe tăng đã bị điều đến Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức), Johannes Frießner phải dựa vào các công trình phòng thủ cố định để tổ chức phòng ngự tại chỗ thay cho việc phòng ngự cơ động do thiếu xe tăng.[15]

Trên cánh phải, Johannes Frießner dựa vào tuyến hạ lưu sông Dniestr sâu và rộng, dùng nó làm chướng ngại vật tự nhiên để ngăn cản đối phương. Tập đoàn quân 3 Romania bao gồm cả một số sư đoàn Đức đã chọn các vị trí có công trình kiên cố để phòng thủ như pháo đài Akkerman ở bờ Nam vịnh cửa sông Dniestr, pháo đài Izmail ở cửa sông Danub, các thị trấn Opaci, Moldavka (???), Romanovka, Tarutino (Tarutyne), Bolgrad và thành phố cảng Vilkovo (Vylkove) đều bị biến thành các công trình phòng ngự kiên cố. Tại cánh trái, do kết quả của các cuộc tán công trong Chiến dịch Iaşi-Paşcani hồi tháng 5, tháng 6 năm 1944, liên quân Đức-Romania mặc dù đã đẩy lùi quân đội Liên Xô về phía Bắc Iaşi hơn 30 km nhưng lại không chiếm được tuyến phòng thủ có lợi. Con sông Bahlui che chắn phía Bắc Iaşi hẹp và nông không thể là chướng ngại đáng kể, ngay cả đối với xe tăng Romania hồi mùa hè năm 1941. Ngược lại, trên hướng Târgu Frumos, bộ binh, kỵ binh và xe tăng Liên Xô có thể dễ dàng tiến dọc sông Seret xuống phía Nam mà không phải vượt sông. Bởi vậy, Tập đoàn quân 4 Romania đã tập trung những binh lực lớn ở cứ điểm Târgu Frumos, biến nó thành một tiền đồn che chắn cho Iaşi từ phía Tây. Ở khu vực giữa mặt trận cũng vậy. Con sông Dniestr chỉ ngăn cách Tập đoàn quân 6 (Đức) với quân đội Liên Xô từ phía Đông. Còn trên tuyến Petresty - Bravicheny (Braviceni), hai bên thậm chí còn nghe thấy được tiếng cuốc xẻng đào hào của nhau. Đây là hướng mà tướng Ferdinand Schörner phán đoán rằng, quân đội Liên Xô sẽ tập trung binh lực để mở đột phá khẩu cùng với hướng Târgu Frumos. Ngoài tuyến phòng thủ ngoài cùng khá mạnh, tướng Ferdinand Schörner còn tổ chức nhiều "con nhím" khác ở phía trong tạo thành các lớp phòng thủ thứ hai, thứ ba, thứ tư dọc theo các con sông Prut, Moldova, Seret. Các công trình xây dựng phòng thủ của quân Đức và Romania được tiến hành suốt ngày đêm.[15]

Cách bố trí quân và việc lựa chọn chiến thuật phòng ngự của Johannes Frießner không khỏi làm người ta liên tưởng đến Chiến dịch Stalingrad. Khi đó, ở giữa mặt trận cũng là Tập đoàn quân 6 (Đức), bên sườn trái nó là Tập đoàn quân 3 (Romania), bên sườn phải là Tập đoàn quân 4 (Romania). Chếch về phía Bắc là Tập đoàn quân 8 (Ý). Chỉ có điều là giờ đây, Tập đoàn quân 8 (Đức) chỉ còn bằng 1/3 sức mạnh của nó so với hồi mùa đông năm 1943-1944. Tại Stalingrad cuối năm 1942, thống chế Friedrich Paulus cũng phải dựa vào chiến thuật phòng thủ cố định vì các sư đoàn xe tăng Đức đang còn mắc kẹt dưới chân núi Bắc Kavkaz cũng như trong các đường phố tan hoang của Stalingrad. Bây giờ Tập đoàn quân 6 và các tập đoàn quân Romania 3 và 4 (tất cả đều được tái lập) lại cùng phòng thủ trên một trận tuyến có trung tâm là Chişinău (thay vì Stalingrad) với địa hình tương tự như Stalingrad và có đôi chút nghịch đảo nhưng vẫn "người nào việc nấy". Trấn giữ tuyến sông Dniestr (thay vì sông Đông) là Tập đoàn quân Romania 3. Trấn giữ tuyến tấn công trên bộ từ "cái cổ chai" phía Tây Iaşi (thay vì lối đi hẹp giữa hai hồ Tsasa và Bakhmantsakh phía Nam Stalingrad) là Tập đoàn quân Romania 4. Và ở giữa hai tập đoàn quân đó vẫn là Tập đoàn quân 6 (Đức).[33]

Tình hình chính trị phức tạp ở Romania đã gây những khó khăn không nhỏ cho các tướng lĩnh Đức Quốc xã và Romania thân Đức trong việc ổn định tâm trạng của quân đội. Ngay từ ngày 6 tháng 8 năm 1944, tướng Johannes Frießner đã gửi báo cáo cảnh báo cho Berlin về sự không trung thành trong chính phủ của Ion Antonescu, về việc thủ tướng Romania đã để cho quá nhiều phần tử chống Đức Quốc xã lọt vào chính phủ và quân đội Romania, rằng trên mặt trận các binh sĩ Romania và cả lính Đức đang bí mật truyền tay nhau những tờ truyền đơn của các "quân phiến loạn bí mật" ở Romania (ám chỉ Đảng Cộng sản Romania). Những lời bàn tán trong dư luận âm ỷ về việc Romania sẽ theo Anh-Mỹ hay theo Đức cũng được các sĩ quan Romania nửa kín nửa hở trao đổi với nhau. Tuy nhiên, cũng như tại Baltic, Adolf Hitler cho rằng Johannes Frießner có cái nhìn bi quan, rằng viên tướng này nên hướng đôi mắt về tương lai để khỏi bị lạc hậu.[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_chiến_lược_Iaşi-Chişinău http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://books.google.com/books?id=dLsnAAAAMAAJ&q=%2... http://books.google.com/books?id=q2jOf2a3-5EC&pg=P... http://books.google.com/books?id=vHNpAAAAMAAJ&q=Ja... http://books.google.com/books?id=x9cmuEoLYIQC&pg=P... http://www.kulichki.com/moshkow/MEMUARY/1939-1945/... http://www.siebenbuerger.de/sbz/sbz/news/109316028...